Ngày đăng: 11/04/2016,16:01 | Chuyên mục: Trao đổi nghiệp vụ | Lượt xem: 9507


Mua hóa đơn GTGT và

cialis cena lekaren

cialis cena bez recepty click here
Mua hóa đơn GTGT đầu vào để "độn" chi phí và trốn nộp thuế GTGT là việc làm mà bất kỳ "kế toán già" nào cũng coi là "hạ sách" vì nó tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới hệ lụy "đau đớn" cho chủ doanh nghiệp và người làm kế toán.

Thật là lợi bất cập hại, chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và sau đó, có làm hay không thì tùy bạn nhé!

Mua hóa đơn để làm gì và che đậy điều gì?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay chọn cách mua hóa đơn để nghĩ rằng sẽ "hóa giải" theo cách bù trừ và cân đối giữa thuế đầu vào, đầu ra, hạn chế số thuế GTGT phải nộp, đồng thời người/doanh nghiệp mua hóa đơn cũng tin rằng làm như vậy để có "hóa đơn chứng từ" ghi nhận chi phí tính thuế, giảm thuế TNDN phải nộp trong năm. Đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực: xây lắp, thi công, vận tải, thậm chí là thương mại... mà đầu ra thì có còn đầu vào thì lúc có lúc "không" sẽ thường chọn cách mua hóa đơn. Nghĩa là, ở đây có những dấu hiệu sau:

  • Có hoạt động xuất khống hóa đơn, dẫn tới mất cân đối hàng tồn kho hoặc giá trị nghiệm thu cao hơn nhiều so với đầu vào, vì thế doanh nghiệp lo lại nộp thuế.
  • Hoạt động mua vào không minh bạch, không hóa đơn mà đầu ra thì vẫn phải xuất hóa đơn đầy đủ
  • Khi mua hàng hóa, vật tư, làm theo cảm tính, manh mún, chi trả bằng tiền mặt và mua không hóa đơn trong khi (hoặc mua của cá nhân, mua ngoài chợ...) mà đầu ra vẫn phải xuất đủ hóa đơn cho khách hàng
  • Các trường hợp khác...

Nếu chúng ta là những người làm kế toán thuế, chúng ta nhận ra điều đó thì không có lý gì cơ quan quản lý thuế lại không nhận ra những "che đậy" của doanh nghiệp khi cố tình mua bán hóa đơn.

Mua hóa đơn theo cách "lạy ông tôi ở bụi này..."

Với các lý do đã nêu trên, nhiều cá nhân làm dịch vụ kê khai báo cáo thuế và doanh nghiệp có vẻ "đồng thuận" trong việc chọn phương án mua hóa đơn để trốn và tránh thuế. Nhưng liệu có dễ như vậy? Thậm chí mua theo cách "chẳng cần suy nghĩ" và "lộ hàng" ngay từ khi giao dịch, cụ thể như:

  • Doanh nghiệp chẳng có hoạt động vận tải, không có cơ chế giao xăng... nhưng lại luôn có hóa đơn xăng dầu, thậm chí có hóa đơn xăng dầu với số lượng lớn.
  • Doanh nghiệp không cần hoặc không lý giải được việc sử dụng dịch vụ vận tải nhưng tháng nào cũng có hóa đơn vận tải
  • Doanh nghiệp thi công xây lắp công trình, trong dự toán/quyết toán không cần dùng đến vật tư A nào đó nhưng lại có hóa đơn vật tư A. Điều này giống như mua khoai về mà lại muốn nấu thành xôi.
  • Có hóa đơn đầu vào nhưng chỉ ghi chung chung và chỉ có hóa đơn, không thể giải trình/cung cấp các hồ sơ chứng minh tính có thật của giao dịch
  • Xuất hiện nhiều hóa đơn đầu vào mà giá trị cứ gần 20 triệu, nội dung "na ná" như nhau
  • V..v..., như vậy có phải là "lạy ông tôi ở bụi này"

Mua hóa đơn đầu vào để độn thuế theo cách "đánh bùn sang ao"
Nhiều giám đốc doanh nghiệp, thiếu quan tâm tới công tác kê khai báo cáo thuế và kế toán thuế, mặc cho kế toán làm sao thì làm, nói gì nghe đó thậm chí còn yêu cầu nhân viên "phải mua hóa đơn" để nộp thuế ít. Thế nhưng thực tế phải trả nhiều hơn. Phải chăng đó là giá phí cho cái sự "bất cẩn" và "điếc không sợ súng"? Ta hãy phân tích thế này:

Trường hợp 1: Mua hóa đơn với giá từ 5-10% của giá trị giao dịch. Điều này dẫn tới gần như "hòa" về thuế GTGT (giả định thuế VAT đầu ra 5-10%). Còn nếu mua với giá trên 10% thì coi như "lỗ" thuế GTGT so với việc nộp thuế. Tuy nhiên doanh nghiệp mua bán hóa đơn kỳ vọng có thể đẩy vào chi phí toàn bộ giá trị hóa đơn và sẽ giữ lại được từ 20-22% giá trị của giá trị hóa đơn do việc ghi nhận chi phí tính thuế TNDN từ hóa đơn đi mua đó. Thế nhưng kế toán và giám đốc doanh nghiệp khi làm như vậy liệu có chắc chắn giải thích được các câu hỏi sau đây:

  • Hàng hóa/vật tư/dịch vụ đầu vào với đầu ra có "phù hợp" cả về tên, mã, chủng loại, số lượng?
  • Hồ sơ giao dịch mua bán hàng hóa/vật tư/dịch vụ có ch
    fiogf49gjkf0d
    ứng minh được tính có thực?
  • Báo cáo thuế của "người bán" liệu có khớp với liên 2 của hóa đơn mà họ cung cấp cho doanh nghiệp mua?
  • Và nhiều câu hỏi tương tự như vậy mà người viết bài tin rằng, khi đã làm giả thì bạn vô cùng khó để giải thích cho hợp tình hợp lý. Lời khuyên là "Tốt nhất đừng mua hóa đơn", hãy làm cách tốt hơn.

Trường hợp 2: Có những doanh nghiệp chấp nhận giá mua hóa đơn lên đến 20% hoặc cao hơn. Trường hợp này khẳng định luôn rằng "tại sao không nộp thuế cho lành mà phải cố tính làm giả"? Vì nếu nộp thuế, doanh nghiệp sẽ an toàn hơn, tội gì phải đưa số tiền tương đương với tiền nộp thuế để mua lại rủi ro từ doanh nghiệp bán khống hóa đơn, và mang gánh nặng trên vai?

Những rủi ro tiềm ẩn khi mua hóa đơn

    fiogf49gjkf0d
ype="disc">
  • Người bán hóa đơn trao cho người mua hóa đơn liên 2 theo thông lệ, nhưng giá trị giữa các liên hóa đơn khác nhau. Ví dụ: Hóa đơn giao cho bên bán ghi 1 tỷ, nhưng liên 1 và liên 3 của bên mua được thủ thuật hóa và chỉ ghi 1 triệu.
  • Nếu mua trên 20 triệu, doanh nghiệp bên mua buộc phải "chuyển khoản" vào tài khoản của bên bán. Khi cái việc bán khống hóa đơn họ còn dám làm thì điều gì liệu sẽ có rủi ro gì khi mà bên mua hóa đơn chuyển một khoản tiền lớn vào công ty họ. Cách mà bên bán lách là rút ra tiền mặt trả lại cho bên mua sau khi trích lại "giá bán hóa đơn". Nhưng tài khoản của doanh nghiệp hiện nay đã bị kiểm soát khá chặt, thường thì cơ quan thuế sẽ yêu cầu giải trình khi có các giao dịch dạng như: có khoản tiền vào ngân hàng rồi lại rút ra khoản tương ứng gần như ngay lập tức. Nếu chịu khó phân tích chút thôi, bạn có thấy như vậy là rủi ro và nguy hiểm?
  • edf40wrjww2tblNews:NewsNoiDung7