Ngày đăng: 04/06/2018,09:52 | Chuyên mục: Hỏi đáp | Lượt xem: 3586


Tiền công lao động tăng thêm, trợ cấp hiệu quả công việc nhưng không cố định, các khoản phụ cấp khác,.. có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Công ty ông có trả cho nhân viên 1 khoản phụ cấp thay đổi giờ làm việc từ 8 tiếng sang 10 tiếng là 3 triệu đồng/tháng nhưng không tính cố định 3 triệu đồng mà sẽ trừ đi theo số ngày những nhân viên này nghỉ trong tháng. Vậy, theo quy định đóng BHXH có hiệu lực từ năm 2018 thì Công ty có phải báo đóng BHXH đối với khoản tiền này không?

Căn cứ mục 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ngày 14/4/2017 để thực hiện. Theo đó, tiền lương do đơn vị quyết định.

Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.



* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học: Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 19h 00 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Cơ sở 1: Số nhà 279 đường Nguyễn Tĩnh (qua cơ sở 2 30m rẽ phải)
Cơ sở 2: Số nhà 86 đường Lê Lai (Hướng đi Sầm Sơn qua cầu cốc 100m)
Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Hướng đi Sầm Sơn cách cầu Cốc 100m)

Tel: 0237.3.522.858 - Hotline: 0968.522.858 - 0947.522.858 - 0942.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

Bản đồ chỉ dẫn