Ngày đăng: 19/08/2015,17:26 | Chuyên mục: Trao đổi nghiệp vụ | Lượt xem: 5073


Kế toán xây dựng cần làm những gì?

pillola cialis scaduta

tadalafil sandoz nightoutatberlin.jaxblog.de
(Kế toán Thanh Hóa) - Là Kế toán trong doanh nghiệp xây dựng, xây lắp, các anh chị và các bạn cần lưu ý và phải làm những công việc sau:

1. Những lưu ý cần thiết

- Kế toán xây dựng là ngành đặc thù, thế nên ngoài các mẫu biểu theo quy định của Nhà nước, để phục vụ báo cáo nội bộ, kế toán cần tạo ra các mẫu biểu báo cáo mới sao cho sát với tình hình thực tế, cần nắm được định mức của từng hạng mục, và đặc biệt phải học tập để đọc được dự toán về công trình xây dựng.

- Trong công ty xây lắp, có hồ sợ dự toán, quyết toán, kế toán phải đọc hiểu mới làm được, so sánh được giữa thực tế và dự toán.

- Khi đã trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có giá trị, khối lượng tham gia thầu công trình, kế toán dựa vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc tách chi phí để hạch toán, vì bóc tách chi phí nhằm mục đích hiểu rõ được chi phí trong dự toán để hạch toán đúng.

- Mỗi công trình, hạng mục đi kèm có một dự toán riêng, từ đó tách chi phí cho từng công trình, điểm khác biệt với hạch toán trong thương mại là chi phí cảu công trình nào thì kế toán phải tập hợp nó vào giá trị của công trình đó. Tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Dựa vào chi phí đó để kế toán xác định xem lượng hóa đơn đưa vào hạch toán cho công trình đó có tương đương không?

- Do đặc điểm kế toán xây dựng là khi xây dựng công trình phụ thuộc vào địa điểm xây dựng nên giá xây dựng mỗi nơi một khác nhau do đó kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh là khác nhau.

- Công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán nên khi tập hợp chi phí phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho từng công trình.

- Khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình.

- Thường xuyên cập nhật các văn bản của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực xây dựng như: Giá đất đền bù, định mức chi phí, định mức tiêu hao NVL.

- Công trình hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình.

- Cuối cùng là xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình hoàn thành.

 

2. Những công việc phải làm

- Theo dõi và quản lý từng hợp đồng xây dựng, cần nắm bắt được chi tiết từng Hợp đồng xây dựng về giá trị, thời gian và các hạng mục hoàn thành…

- Cẩn đọc

fiogf49gjkf0d
kỹ dự toán công trình để nắm bắt được chính xác định mức chi phí, khi xuất vật tư phải phù hợp định mức theo dự toán từng công trình. (Bám sát vào bảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào và có theo định mức quy định).

- Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình.

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp th

fiogf49gjkf0d
ời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng … đồng thời có những báo cáo về sự phù hợp giữa tình trạng thực tế với định mức có trong dự toán.

- Giá của công trình xây dựng phụ thuộc vào địa điểm xây dựng, thế nên kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh có công trình xây dựng đó.

- Mỗi hạng mục, công trình đi kèm một dự toán riêng. Do vậy khi hạch toán chi phí của công tr&

fiogf49gjkf0d
#236;nh nào thì kế toán phải tập hợp vào giá trị công trình đó.

- Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế, nhật ký thi công đối với các máy thi công nhằm xác định chính xác mức tiêu hao nhiên liệu cụ thể đối với các máy phục vụ cho công trình xây dựng.

- Tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tính giá thành hạng mục công trình, đề xuất khả năng và biện pháp hạ

fiogf49gjkf0d
giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.

- Việc công trình xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ kế toán, điều đó đòi hỏi kế toán xây dựng phải có những cách thức quản lý, theo dõi để có thể kiểm soát được tiến độ thi công và sự phân bổ chi phí cho từng giai đoạn hoàn thành. Bên cạnh đó phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành nhằm phục vụ cho việc quyết toán giá trị công trình xây dựng trong tương lai.

fiogf49gjkf0d

t-align: justify" class="MsoNormal">- Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây dựng, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ban Giám đốc.

- Lập báo cáo thuế tháng, quý và lập báo cáo tài chính cuối năm.
 
Các bạn có thể tham gia khóa học Kế toán tổng hợp tại trung tâp. Gọi: 0373.722.858 - 0947.522.858 để được tư vấn.

(Kế toán An Hiểu Minh)



* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học: Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 19h 00 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Cơ sở 1: Số nhà 279 đường Nguyễn Tĩnh (qua cơ sở 2 30m rẽ phải)
Cơ sở 2: Số nhà 86 đường Lê Lai (Hướng đi Sầm Sơn qua cầu cốc 100m)
Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Hướng đi Sầm Sơn cách cầu Cốc 100m)

Tel: 0237.3.522.858 - Hotline: 0968.522.858 - 0947.522.858 - 0942.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

Bản đồ chỉ dẫn